Chứng khoán là một kênh đầu tư mạnh mẽ trong những năm gần đây. Với sự phát triển của công nghệ, việc theo dõi bảng giá chứng khoán ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Trong đó, bảng giá BSC là một trong những công cụ quan trọng, không thể thiếu khi nghiên cứu thị trường của các nhà đầu tư. Việc xem bảng giá BSC là một việc hết sức cần thiết. Vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách xem bảng giá chứng khoán BSC để nắm bắt được thông tin và đưa ra quyết định đầu tư chính xác nhé!
Bảng giá BSC là gì?
BSC là viết tắt của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, một công ty chứng khoán thuộc sở hữu của ngân hàng BIDV – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Với trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính đầu tư, BSC đã trở thành một trong những công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam.
Bảng giá BSC cung cấp những thông tin về giá cả, khối lượng giao dịch, sự thay đổi về giá và nhiều thông tin khác liên quan tới các mã chứng khoán tại thị trường chứng khoán của Việt Nam. Để xem được bảng giá chứng khoán BSC, người dùng phải truy cập vào trang web hoặc ứng dụng của BSC để xem thông tin.
Tham khảo thêm bài viết: BSC Trader Web là gì?
Hướng dẫn đọc bảng giá BSC
Để đọc được bảng giá BSC, bạn cần truy cập vào trang web: iboard.bsc.com.vn hoặc priceboard.bsc.com.vn. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tải ứng dụng về xem bảng giá.
Cách thức đọc bảng giá chứng khoán thông thường sẽ giống nhau, đọc bảng giá BSC cũng như vậy.
Ý nghĩa của các tên cột
Dưới đây là ý nghĩa của các cột trên bảng giá chứng khoán BSC:
- Mã CK: Cột này hiển thị những mã chứng khoán của các công ty được giao dịch trên sàn chứng khoán.
- Trần: Đây là giá trần, tức là giá cao nhất của một cổ phiếu có thể đạt được trong một ngày giao dịch. Nếu giá cổ phiếu vượt quá mức giá này, thì sẽ bị trao mã và không được giao dịch tiếp trong phiên đó.
- Sàn: Đây là giá sàn, tức là giá thấp nhất mà một cổ phiếu có thể đạt được trong một ngày giao dịch. Nếu giá cổ phiếu thấp hơn mức giá này, thì sẽ bị treo mã và không giao dịch tiếp tại phiên đó.
- TC: Đây là giá tham chiếu, tức là giá trung bình của cổ phiếu trong ngày giao dịch đó. Cột này giúp trader có thể so sánh giá cổ phiếu trong ngày hiện tại với giá cổ phiếu trong ngày giao dịch trước đó. Nếu giá cổ phiếu tăng hơn so với giá tham chiếu, thì cột giá tăng sẽ được đánh dấu bằng màu xanh. Nếu giá cổ phiếu giảm so với giá tham chiếu thì cột giá sẽ được đánh dấu bằng màu đỏ.
- Dư mua: Cột này thể hiện 3 mức giá và khối lượng tương ứng, gồm có:
- Giá 3: Là mức giá cao thứ 3 tại thời điểm hiện tại
- KL 3: Khối lượng mua tương ứng với Giá 3
- Giá 2: Là mức giá cao thứ 2 tại thời điểm hiện tại
- KL 2: Khối lượng mua tương ứng với Giá 2
- Giá 1: Là mức giá đặt mua cao nhất tại thời điểm hiện tại
- KL1: Khối lượng mua tương ứng với Giá 1
- Khớp lệnh: Đây là mức giá bên mua và bên bán chấp nhận mà không phải xếp lệnh chờ. Trong đó có 4 cột đó là:
- Giá khớp: Là mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày
- KL Khớp: Khối lượng khớp với giá tương ứng
- +/-: Tăng hoặc giảm so với giá tham chiếu
- +/-(%): Tăng hoặc giảm so với giá tham chiếu được tính theo tỷ lệ %
- Dư bán: Cột này thể hiện 3 mức giá và khối lượng tương ứng, gồm có:
- Giá 1: Là mức giá đặt bán thấp nhất tại thời điểm hiện tại
- KL 1: Khối lượng bán với Giá 1 tương ứng
- Giá 2: Là mức giá bán thấp thứ 2 tại thời điểm hiện tại
- KL 2: Khối lượng bán tương ứng với Giá 2
- Giá 3: Là mức giá đặt bán thấp thứ 3 tại thời điểm hiện tại
- KL3: Khối lượng bán tương ứng với Giá 3
- Tổng KL: Đây là tổng số cổ phiếu được giao dịch trong ngày, giao dịch càng cao thì tính thanh khoản của cổ phiếu đó càng cao.
- Mở cửa: Là giá mở cửa của cổ phiếu trong ngày giao dịch. Đây là giá cuối cùng mà cổ phiếu được giao dịch trước khi thị trường mở của trong ngày.
- Cao nhất: Là giá cao nhất mà cổ phiếu đã đạt được trong ngày giao dịch
- Thấp nhất: Là giá thấp nhất mà cổ phiếu đã đạt được trong ngày giao dịch
- NN mua: Là khối lượng chứng khoán mà các nhà đầu tư nước ngoài đang mua trong phiên giao dịch hiện tại
- NN bán: Là khối lượng chứng khoán mà các nhà đầu tư nước ngoài đang bán trong phiên giao dịch hiện tại
- NN Room: Là tổng khối lượng chứng khoán mà các nhà đầu tư nước ngoài năm giữ tại thời điểm hiện tại
Quy định màu sắc
Quy định về màu sắc trên bảng giá BSC được sử dụng với mục đích là giúp nhà đầu tư nhận biết thông tin. Cụ thể:
- Giá tăng: Số liệu được hiển thị màu xanh lá cây
- Giá giảm: Số liệu được hiển thị màu đỏ
- Giá không đổi: Số liệu hiển thị màu xám
- Giá Trần: Số liệu được hiển thị màu tím
- Giá chạm đáy: Số liệu được thể hiện màu xanh dương
- Giá tham chiếu: Số liệu được thể hiện màu vàng
Các chỉ số thị trường
Bảng giá BCS cung cấp những chỉ số thị trường sau:
- VN-Index: Là chỉ số chung của Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Chỉ số này thể hiện sự biến động trung bình của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- VN30-Index: Là chỉ số của 30 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất trên thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
- VNX AllShare: Là chỉ số thể hiện sự biến động của tất cả giá cổ phiếu được niêm yết và giao dịch tại sàn HoSE và HNX.
- HNX-Index: Là chỉ số chung của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Chỉ số này thể hiện giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Hà Nội.
- Và một số chỉ số khác.
Tổng hợp
Trên đây là thông tin về bảng giá BSC mà Học Tiền Ảo đã tổng hợp được. Người dùng có thể tìm thấy thông tin về mã chứng khoán, giá tham tham chiếu, giá trần, giá sàn, giá mở cửa, giá đóng của, khối lượng giao dịch, giá trung bình, tỷ lệ thay đổi giá và nhiều thông tin khác trên bảng giá chứng khoán BSC. Nhờ vậy, mà những ai sử dụng bảng giá có thể phân tích và đưa ra quyết định hợp lý nhất.
Hy vọng những gì mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho các bạn. Đừng quên theo dõi chúng tôi để có những thông tin bổ ích về tài chính nhé! Cảm ơn đã đọc bài viết!
Bạn có thể xem thêm:
Tổng hợp: hoctienao.com