Mô hình cái nêm: Khái niệm, đặc điểm nhận dạng và cách giao dịch

Mô hình cái nêm là một mô hình giá được tạo thành sau một xu hướng đi xuống hoặc đi lên. Nó là dấu hiệu của sự đảo chiều hoặc tiếp diễn của xu hướng phía trước.

Một mô hình có lẽ đã quá quen thuộc với các nhà phân tích tài chính ngày nay, đó là mô hình cái nêm. Nó là một mô hình được các nhà đầu tư áp dụng rộng rãi giúp họ có thể dễ dàng phân tích và nhận định xu hướng giá của thị trường. Mặc dù mô hình này giúp trader tạo lập được nhiều giao dịch hiệu quả hơn, nhưng mô hình cái nêm lại rất dễ bị nhầm với mô hình tam giác. Chính vì thế, ngày hôm nay, Học Tiền Ảo sẽ gửi đến các bạn tất cả những gì chúng tôi về mô hình này để bạn có thể nhận diện và giao dịch thành công, cùng tham khảo nhé!

Mô hình cái nêm là gì?

Mô hình cái nêm (Wedge Pattern) thuộc mô hình giá nó được hình thành sau một xu hướng giảm giá hoặc tăng giá. Mô hình này là tín hiệu của một xu hướng đang tiếp tục. Hoặc có thể đảo chiều từ một xu hướng phía trước.

Mô hình cái nêm là gì?
Tìm hiểu mô hình cái nêm là gì?

Wedge Pattern rất giống mô hình tam giác. Vì vậy, có rất nhiều nhà phân tích nhận nhầm mô hình này với mô hình tam giác. Mô hình cái nêm gồm có 2 đường: đường kháng cự phía trên và đường hỗ trợ phía dưới và kết hợp với dốc đi lên hoặc dốc đi xuống hội tụ lại cùng nhau ở một điểm để tạo thành một hình cái nêm. Trong “cái nêm” gia dao dộng với biên độ ngày càng nhỏ. Tới một lúc khoảng cách bị thu nhỏ đến một mức nào đó, sẽ tạo ra một đột phá theo hướng tăng hoặc giảm.

Mô hình 2 đỉnh cũng là mô hình giá nhưng khác mới mô hình cái nêm. Nó có hình dáng giống chữ M, diên tả cho một dấu hiệu đảo chiều đang có xu hướng xảy ra.

Đặc điểm của mô hình nêm

Wedge Pattern được tạo ra sẽ bắt đầu giá tích lũy. Hai trendline sẽ cùng đi về một hướng rồi hội tụ lại cùng nhau. Để hình thành được mô hình này bắt buộc phải có 2 trendline. Trong đó đường kháng cự nằm bên trên và đường hỗ trợ nằm bên dưới.

Đặc điểm nhận dạng dễ nhất của mô hình giá cái nêm với các mô hình khác chính là độ dốc của mô hình. Nhờ vào độ dốc của Wedge Pattern mà bạn có thể biết được mô hình này thiên về xu hướng bứt phá. Hoặc xu hướng hiện tại để hình thành một mô hình xu hướng mới.

Những loại mô hình giá cái nêm

Wedge Pattern có 3 loại chính tương ứng với các tín hiệu về giá khác nhau. Chi tiết như sau:

Rising Wedge (Mô hình nêm tăng)

Đặc điểm nhận dạng của mô hình này là 2 đường kháng cự – hỗ trợ cùng nhau dốc lên, hội tụ tại một chỗ chếch lên so với thân. Rising Wedge hình thành sau khi có một xu hướng đi lên hoặc đi xuống. Tuy nhiên khi giá bứt phá khỏi mô hình. Giá sẽ bắt đầu có xu hướng đi ngược chiều với hướng nêm.

Mô hình nêm tăng
Mô hình nêm tăng

Bên cạnh đó, một tiêu chí bắt buộc là giá phải chạm mốc vào từng đường xu hướng thấp nhất là hai lần.

  • Mô hình nêm tăng tạo ra tại một trendline tăng. Và giá ở những đỉnh phía sau cao hơn những đỉnh phía trước. Nhưng độ dốc ở đỉnh sau so với đỉnh trước lại không cao hơn độ dốc của đáy phía sau so với đáy phía trước. Nói dễ hiểu nghĩa là đường hỗ trợ có độ dốc cao hơn đường kháng cự.
  • Việc này báo hiệu lượng mua vào đang dần suy giảm. Còn lượng bán ra đang dần tăng lên mạnh mẽ. Cho tới một lúc nào đó, lực bán ra đủ lớn, giá sẽ breakout mức hỗ trợ giảm xuống.
  • Mặc khác, nếu trước lúc Wedge Patter xuất hiện là một trendline giảm. Nó biểu hiện cho thị trường đang tạm thời nghỉ ngơi. Lúc đó lực mua khá suy giảm nhưng khi đó lực bán đang chuẩn bị lấy đà làm giá đi xuống mức thấp hơn. Cho tới lúc, bên bán dồn đủ sức; giá sẽ phá vỡ khỏi mức hỗ trợ và tiếp diễn đi xuống.

Falling Wedge (Mô hình nêm giảm)

Gồm có 2 đường hỗ trợ – kháng cự cùng nhau dốc xuống. Nó giao nhau ở một điểm chếch xuống phía bến dưới. Giá sẽ breakout theo hướng nghịch đảo so với hướng dốc của nêm. Giống như mô hình nêm tăng, mô hình này cũng có thể hình thành ở cuối của một trendline tăng hoặc giảm.

Mô hình nêm giảm
Mô hình nêm giảm
  • Trong trường hợp nêm giảm được tạo ra phía sau một xu hướng tăng; 2 đường xu hướng sẽ đi xuống dưới để biểu thị sự tạm ngưng của thị trường. Đó là lúc một số nhà đầu tư sẽ chốt lời khi cảm giác đã đạt tới mức sinh lời như mong muốn sau một đợt tăng giá mạnh mẽ. Khi đó lực bán ra hình thành như khá yếu, lực mua vào cẫn tiếp diễn đẩy giá lên. Cho tới khi lên mua đủ mạnh, giá cả sẽ breakout đường kháng cự và tăng lên nhanh chóng tiếp diễn xu hướng tăng lúc ban đầu.
  • Trong trường hợp nêm giảm tạo ra sau xu hướng giảm. Dự đoán giá đảo chiều có khả năng được hình thành. Độ đốc của đường hỗ trợ thấp hơn độ dốc của đường kháng cự cho thấy rằng lực bán ra đang suy yếu. Khi mức mua đủ lớn, giá sẽ phá vỡ khu vực kháng cự và ngược chiều tăng lên. Khởi đầu cho xu hướng đi lên mạnh mẽ.

Broadening Wedge (Mô hình nêm mở rộng)

Broadening Wedge là một trường hợp không giống với những mô hình giá cái nêm khác. Đặc điểm nhận diện của mô hình này là biên độ thay đổi của giá mở rộng dần dần đi từ trái sang phải. Đường hỗ trợ và kháng cự có độ dốc lên hoặc dốc xuống không rõ xu hướng.

Hướng dẫn giao dịch với mô hình cái nêm

Để phân tích thành công với mô hình cái nêm, điều cần thiết nhất là các trader phải biết nhận định được xu hướng dịch chuyển của giá trị trước lúc mô hình xuất hiện. Khi đó các trader cần vẽ mô hình trên biểu đồ dựa vào phương pháp nối hai đỉnh bên trên để có mức kháng cự. Và nối hai đáy bên dưới để hình thành đường hỗ trợ. Cuối cùng, các trader cần phải xác định điểm nhập lệnh, cắt lỗ và chốt lời theo mỗi dạng của mô hình.

Hướng dẫn giao dịch
Giao dịch với mô hình cái nêm

Nhằm giúp các trader hình dung ra mô hình, chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể từng bước giao dịch với môi hình:

Bước 1: Xác định điểm vào lệnh

Có 2 phương pháp để trader xác định điểm nhập lệnh. Hãy tìm hiểu và lựa chọn ra phương thức hợp lý nhất nhé!

  • Cách 1: Vào lệnh ở điểm giá bắt đầu bứt phá.
  • Cách 2: Chờ nến xác nhận hình thành ngay phía sau điểm breakout. Khi đó trader vào lệnh ở giá đóng cửa của điểm xác nhận này.

Bước 2: Xác định điểm cắt lỗ và chốt lời

  • Stop loss: Trader có thể đặt lệnh cắt lỗ ở điểm nằm trên đỉnh cao nhất với Rising Wedge. Còn đối với Falling Wedge, trader nên đặt lệnh stop loss ở điểm nằm dưới đáy gần nhất với điểm đặt lệnh.
  • Take profit: Trường hợp mô hình xảy ra đúng. Giá sẽ đi lênh hoặc đi xuống với lực thấp nhất tương đương chiều rộng của nêm. Vì vậy, điểm chốt lời thích hợp nhất là cách điểm phá vỡ tương đương độ rộng của nêm.

>>> Bạn có thể xem thêm: Mô hình vai đầu vai

Tổng kết

Mô hình cái nêm là mô hình giá được sử dụng rộng rãi và được cộng đồng đánh giá cao sự cần thiết cũng như ưng dụng của nó. Chính vì thế, việc hiểu rõ khái niệm, đặc điểm và cách giao dịch với Wedge Pattern sẽ giúp bạn cải thiện tỷ lệ thành công lên rất nhiều. Mong rằng những kiến thức mà Học Tiền Ảo chia sẻ sẽ có giá trị đối với bạn. Cảm ơn đã theo dõi!

Tổng hợp: hoctienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Học Tiền Ảo - Kiến Thức Đầu Tư Tài Chính 24h | CFD | Forex | CK