Chứng khoán là một trong những lĩnh vực đầu tư hấp dẫn và tiềm năng tại Việt Nam. Để tham gia vào thì trường này, ngoài kiến thức về đầu tư chứng khoán và các công cụ tài tính, thì hiểu rõ về bảng giá chứng khoán rất quan trọng. VPS là một công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ về bảng giá chứng khoán. Với bảng giá VPS, nhà đầu tư có thể dễ dàng theo dõi thông tin về giá cả của các mã chứng khoán được niêm yết trên sàn HoSE, HNX và UPCOM. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bảng giá VPS là gì và cách xem bảng giá chứng khoán VPS như thế nào nhé!
Bảng giá VPS (Banggia VPS) là gì?
VPS được viết tắt từ Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS, được thành lập vào năm 2006 với sứ mệnh trở thành một trong những công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt nam. VPS được đánh giá là một trong những công ty chứng khoán tiên phong trong việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tại VPS cung cấp một dịch vụ đặc biệt đó là bảng giá chứng khoán VPS.
Bảng giá VPS là một công cụ hỗ trợ cho nhà đầu tư trong việc theo dõi, phân tích và đưa ra quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán. Tại VPS bảng giá chứng cấp thông tin chi tiết và chính xác về giá cả, khối lượng giao dịch, tin tức tài chính, thông tin về công ty và những chỉ số kỹ thuật khác.
Các trader có thể sử dụng bảng giá VPS để đưa ra những quyết định đầu tư chính xác và hiệu quả hơn, giúp tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Bảng giá chứng khoán VPS thường được cập nhật liên tục và đáp ứng nhu cầu của các trader về tính chính xác.
Hướng dẫn xem bảng giá chứng khoán VPS
Muốn xem bảng giá VPS, bạn hãy truy cập vào trang Banggia VPS (banggia.vps.com.vn). Trên bảng giá chứng khoán VPS có các thuật ngữ và ký hiệu mà bạn cần phải biết.
Cụ thể như:
Mã chứng khoán – Mã CK
Cột Mã CK (Mã chứng khoán) trên bảng giá VPS là cột thể hiện mã của các công ty chứng khoán tại thị trường Việt Nam. Mã chứng khoán này Thường được lấy từ tên viết tắt của công ty chứng khoán đó hoặc từ ký hiệu đặc trưng của công ty. Cột Mã CK được đặt ở cột đầu tiên của bảng giá VPS, giúp người dùng dễ dàng nhận ra mã của các công ty và tra cứu thông tin về chúng trên hệ thống giao dịch của VPS.
Ví dụ: Mã chứng khoán của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam là VCB.
Giá tham chiếu – TC
Cột TC (giá tham chiếu) có màu vàng. Đây là giá đóng của ở phiên giao dịch gấn nhất (ngoại trừ những trường hợp đặc biệt). Giá này được sử dụng để tính toán Giá trần và Giá sàn. Riêng sàn UpCom, giá tham chiếu được tính toán bằng giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.
Giá trần – Trần
Cột Trần có màu tím, là cột hiển thị giá trần của cổ phiếu đó trong phiên giao dịch. Giá trần là mức giá tối đa mà cổ phiếu đó được giao dịch trong ngày hoặc mức giá kịch trần mà bạn có thể đặt lệnh mua/bán.
- Giá trần sàn UpCom sẽ là mức tăng + 15% so với giá bình quân phiên giao dịch liền trước
- Giá trần sàn HoSE là mức giá tăng + 7% so với giá tham chiếu
- Giá trần sàn HNX là mức giá tăng +10% so với giá tham chiếu
Giá sàn – Sàn
Cột Sàn (giá sàn) có màu xanh lam là giá thấp nhất mà cổ phiếu giao dịch tại thời điểm đó hay giá kịch sàn mà bạn có thể đặt lệnh mua/bán chứng khoán.
- Giá sàn sàn UpCom sẽ là mức giảm -15% so với giá bình quân phiên giao dịch liền trước
- Giá sàn sàn HNX là mức giá giảm -10% so với giá tham chiếu
- Giá sàn sàn HOSE là mức giá giảm -7% so với giá tham chiếu
Giá Tăng
Giá Tăng thể hiện mức tăng giá so với giá đóng cửa của phiên trước đó. Giá tăng có màu xanh. Nhờ vậy mà người đọc nhanh chóng nhận biết được xu hướng thị trường của từng cổ phiếu và đưa ra quyết định giao dịch phù hợp.
Giả Giảm
Giá giảm trên bảng giá VPS thể hiện mức độ giảm giá của mã chứng khoán so với giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó. Giá giảm có màu đỏ, mức giá này thấp hơn giá tham chiếu, nhưng không phải giá sàn.
Tổng khối lượng khớp – Tổng KL
Cột Tổng KL thể hiện tổng số lượng cổ phiếu đã được giao dịch trong ngày. Đây là chỉ số quan trọng thể hiện sức nóng của cổ phiếu, càng cao tức là cổ phiếu được quan tâm và giao dịch nhiều. Thông tin này cũng giúp trader đánh giá được tính thanh khoản của cổ phiếu, từ đó đưa ra quyết định mua, bán đúng lúc, tránh trường hợp không thể bán được cổ phiếu khi cần thiết.
Bên mua
Cũng giống những các bảng giá chứng khoán khác. mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ mua, mỗi cột sẽ có Giá mua và khối lượng mua được sắp xép theo thứ tự ưu tiên. Bảng giá VPS sẽ hiển thị 3 mức giá đặt mua tốt nhất và khối lượng đặt mua tương ứng.
- Cột Giá 1 và KL 1: Thể hiện giá mua cao nhất hiện tại và khối lượng mua tương ứng
- Cột Giá 2 và KL 2: Thể hiện giá đặt mua cao thứ hai và khối lượng mua tương ứng
- Cột Giá 2 và KL 2: Thể hiện giá đặt mua cao thứ ba và khối lượng mua tương ứng
Bên bán
Tương tự như Bên mua, Bên bán cung có 3 cột chờ bán. Từng cột sẽ có Giá bán và Khối lượng bán được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Tại đây sẽ hiển thị 3 mức giá đặt bán tốt nhất và khối lượng tương ứng của nó.
- Cột Giá 1 và KL 1: Thể hiện giá bán cao nhất hiện tại và khối lượng bán tương ứng
- Cột Giá 2 và KL 2: Thể hiện giá đặt bán cao thứ hai và khối lượng bán tương ứng
- Cột Giá 2 và KL 2: Thể hiện giá đặt bán cao thứ ba và khối lượng bán tương ứng
Khớp lệnh
Cột Khớp lệnh trên bảng giá VPS thể hiện việc bên mua chấp nhận mua mức giá bên bán đang treo bán hoặc bên bán chấp nhận bán thẳng vào mức giá mà bên mua đang chờ mu. Tại cột này gồm có 3 cột:
- Cột Giá: Là giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày
- Cột KL: Là khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp
- Cột +/-: Là mức giá thay đổi so với giá tham chiếu.
Giá cao nhất – Cao
Cột Cao (Giá cao nhất) thể hiện giá khớp ở cột mốc cao nhất ở phiên giao dịch.
Giá thấp nhất – Thấp
Cột Thấp (Giá thấp nhất) thể hiện giá khớp ở cột mốc thấp nhất ở phiên giao dịch.
Giá trung bình – TB
Cột TB (Giá trung bình) được tính bằng trung bình cộng của giá cao nhất và giá thấp nhất.
Cột Dư mua / Dư bán
Cột Dư mua / Dư bán trên bảng giá chứng khoán VPS thể hiện số lượng cổ phiếu còn lại trong sổ đặt bán/mua của các nhà đầu tư ở thời điểm hiện tại.
Khối lượng Nhà đầu tư nước ngoài mua/bán – ĐTNN Mua/Bán
Cột ĐTNN Mua/Bán là số lượng cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua hoặc bán trong phiêu giao dịch đó. Đây là thông tin quan trọng giúp các nhà đầu tư đánh giá tình hình và xua hướng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Những chỉ số thị trường chứng khoán
Bên cạnh những thông tin về từng mã chứng khoán, trên bảng giá VPS còn cung cấp những chỉ số thị trường chứng khoán. Những chỉ số này cho phép nhà đầu tư đánh giá tình hình chung của thị trường chứng khoán trong ngày giao dịch.
Các chỉ số thị trường chứng khoán được hiển thị ở phía trên bảng gồm:
- VN30-Index
- VN-Index
- VNX AllShare
- HNX30-Index
- Chỉ Dow Jones
- HNX-Index
- Chỉ số UPCOM
- Nikkei 225
- Shanghai
- Crude Oil WTI
- Gold
Những chỉ số này giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về tình hình chứng khoán trong ngày giao dịch.
Tổng kết
Trong thế giới tài chính, chứng khóan là một kênh đầu tư đầy tiềm năng. Nhưng để tham gia vào thị trường này, các nhà đầu tư cần có sự hiểu biết về công cụ và phần mềm hỗ trợ giao dịch. Trong đó, bảng giá chứng khoán là công cụ vô cùng quan trọng, giúp nhà đầu tư theo dõi và đưa ra quyết định đúng đắn.
VPS là một công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp và hiệu quả cho khách hàng. Bảng giá VPS được xây dựng thân thiện, dễ sử dụng và cung cấp đầy đủ thông tin về các cổ phiếu, chỉ số và tình hình thị trường chứng khoán.
Trên đây là bài viết “Bảng giá VPS | Cách xem bảng giá chứng khoán VPS (Banggia VPS)”. Mong rằng với những gì chúng tôi gửi đến các bạn sẽ hữu ích. Cảm ơn đã đọc bài viết! Chúc bạn giao dịch chứng khoán thành công!
Ngoài ra bạn có thể xem thêm những bảng giá chứng khoán khác:
Tổng hợp: hoctienao.com