Sản xuất hàng hóa là gì? Những điều cần biết về sản xuất hàng hóa

Sản xuất hàng hóa là một hình thức tổ chức sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm để bán ra thị trường. Nó đóng một vài trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội.

Chắc hẳn ai cũng đã nghe qua cụm từ Sản xuất hàng hóa, nó đã xuất hiện từ rất lâu đời từ thời kỳ trung đại cho đến ngày nay. Để hiểu sâu hơn về cụm từ này chắc hẳn ít ai biết được. Chính vì thế, trong bài viết này, Học Tiền Ải sẽ nói về chủ đề khái niệm sản xuất hàng hóa là gì, cùng bắt đầu ngay nhé!

Khái niệm của sản xuất hàng hóa là gì?

Sản xuất hàng hoá có nghĩa là tổ chức kinh tế làm ra sản phẩm mà sản phẩm đó không có mục đích thỏa mãn nhu cầu của những người sản xuất ra nó. Mà nhằm để đáp ứng nhu cầu của những người tiêu dùng thông qua hình thức mua bán và trao đổi.

Khái niệm của sản xuất hàng hóa là gì?
Sản xuất hàng hóa là gì?

Sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa dựa trên những điều kiện gì?

Có 2 điều kiện để sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại:

  • Sự phân công lao động trong xã hội
  • Sự tách biệt về kinh tế giữa các người sản xuất

Sự xuất hiện và tồn tại của hàng hóa phải thỏa mãn hai điều kiện cần và đủ này.

Bạn có thể xem thêm: Thị trường hàng hóa là gì?

Điều kiện 1: Sự phân công lao động trong xã hội

Phân công lao động trong xã hội có nghĩa là sự phân công rõ ràng giữa các lĩnh vực sản xuất, các ngành trong xã hội. Trước đây, nếu cần làm tất cả những việc như chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng hay may vá, đến việc sản xuất hàng hóa. Thì mỗi người sẽ làm những công việc khác nhau. Một số người làm ruộng, một số thì chăn nuôi, một số thì chuyên xây dựng, may vá…

Trong phân công lao động xã hội thì mỗi một người sẽ đảm nhiệm một công việc chuyên môn nào đó nhất định. Khi đó, năng suất lao động được cải thiện, nâng cao. Và số lượng sản phẩm làm ra vượt xa nhu cầu của những người sản xuất. Điều này dẫn đến việc trao đổi một lượng lớn những sản phẩm thặng dư. Đây là một điều cực kỳ quan trọng để dẫn đến việc trao đổi, mua bán hàng hóa.

Điều kiện 2: Sự tách biệt về kinh tế giữa các người sản xuất

Trong lịch sử thì sự tách biệt về kinh tế này sẽ được xác nhận bởi sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Bởi vì trong sở hữu này, tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mọi người. Vì vậy, sản phẩm được làm ra sẽ thuộc sở hữu của họ. Và nó sẽ trở thành hàng hóa để buôn bán, trao đổi.

Đặc trưng của sản xuất hàng hóa

Có 2 đặc trưng cơ bản cụ thể:

Đầu tiên, sản xuất hàng hóa nhằm để mua bán và trao đổi. Trong lịch sử, có hai loại tổ chức kinh tế: sản xuất hàng hóa và sản xuất tự cung tự cấp. Sản xuất tự cung tự cấp nghĩa là việc tổ chức kinh tế làm ra các sản phẩm chỉ thỏa mãn được nhu cầu người sản xuất. Ngược lại, sản xuất hàng hóa là việc tổ chức kinh tế làm ra những sản phẩm để mua bán và trao đổi. Nhằm đáp ứng nhu cầu của những người tiêu dùng.

Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
Đặc trưng của sản xuất hàng hóa

Thứ hai, lao động của những người làm ra hàng hóa. Đồng thời sở hữu 2 tính chất là tư nhân và xã hội. Bản chất của nó được thể hiện ở chỗ sản phẩm phục vụ xã hội và đáp ứng nhu cầu của những người dùng trong xã hội. Sở dĩ có tính chất tư nhân bởi sản xuất như thế nào và sản xuất cái gì là công việc riêng biệt của mỗi con người. Tính tư nhân có thể phù hợp với tính chất xã hội hoặc không. Việc này tạo ra mâu thuẫn gay gắt giữa lao động xã hội và lao động tư nhân. Nó cũng chính là căn nguyên của khủng hoảng trong kinh tế của hàng hóa.

Những ưu thế vượt trội trong sản xuất hàng hóa

Đầu tiên, sản xuất hàng hoá ra đời dựa trên sự phân công của lao động trong xã hội và chuyên môn hoá sản xuất. Như vậy, nó sẽ khai thác được lợi thế về tự nhiên, xã hội và công nghệ của mỗi cá nhân, mỗi cơ sở sản xuất và của mỗi vùng, mỗi nơi. Đồng thời, sự phát triển của việc làm ra hàng hóa đã tạo ra sức bật, thúc đẩy phân công lao động xã hội phát triển, trình độ chuyên môn hoá lao động không ngừng được nâng cao. Liên kết giữa những ngành ngày càng sâu rộng hơn. Từ đó hủy hoại việc tự cung, tự cấp, bảo thủ, lạc hậu, trì trệ ở nhiều ngành, nhiều vùng. Năng suất lao động được đẩy nhanh, đáp ứng mọi nhu cầu cần thiệt của xã hội.

Thứ hai, dưới tác động của những quy luật thường gặp, người làm ra hàng hóa phải linh hoạt, có chiến lược và kế hoạch rõ ràng, phát triển công nghệ,… Để tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của mỗi con người. Đồng thời còn giúp tạo ra các nhà sản xuất, xí nghiệp và công nhân lành nghề xuất sắc.

Thứ ba, nền kinh tế hàng hoá là tiền đề để thúc đẩy việc nghiên cứu. Và ứng dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học công nghệ vào việc sản xuất. Từ đó, việc sản xuất cũng được đẩy mạnh và phát triển hơn.

Cuối cùng, sản xuất hàng hoá là một loại mô hình kinh tế mở; đẩy nhanh việc giao lưu văn hoá, kinh tế. Nó tạo điều kiện để cải thiện và nâng cao đời sống vật chất của con người và xã hội.

Những điểm tiêu cực trong sản xuất hàng hóa

Đi đôi với các mặt tích cực, thuận lợi thì những mặt tiêu cực cũng tồn tại ít nhiều. Đặc biệt:

  • Việc theo đuổi lợi nhuận của các nhà sản xuất dẫn đến các hành động bất hợp pháp có thể xảy ra như hàng giả, hàng kém chất lượng…
Những điểm tiêu cực trong sản xuất hàng hóa
Mặt tiêu cực của sản xuất hàng hóa
  • Sự nghèo đói là một nguy cơ tiềm ẩn lớn trong người lao động.
  • Môi trường sinh thái bị tàn phá nặng nề và xuất hiện nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng khác.

>>>  Bạn có thể tham khảo thêm: Đầu tư vàng là gì?

Tổng kết

Chúng ta đã vừa cùng Tiền Tiền Ảo tìm hiểu và tổng hợp về khái niệm sản xuất hàng hóa, sự ra đời và tồn tại, những đặc trưng, ưu thế và mặt trái của sản xuất hàng hóa. Rất mong các thông tin thú vị ở trên sẽ mang lại hữu ích cho bạn đọc.

Tổng hợp: hoctienao.com

1 những suy nghĩ trên “Sản xuất hàng hóa là gì? Những điều cần biết về sản xuất hàng hóa

  1. Pingback: Sản xuất hàng hóa là gì? Những điều cần biết về sản xuất hàng hóa – Titre du site

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Học Tiền Ảo - Kiến Thức Đầu Tư Tài Chính 24h | CFD | Forex | CK